27 May

Để góp phần cải thiện các triệu chứng, người bệnh có thể áp dụng các cách trị thoái hóa cột sống bằng thuốc nam tại nhà. Đây là phương pháp đơn giản và ít gây tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Tuy nhiên để đảm bảo trị bệnh an toàn và đạt hiệu quả cao, người bệnh cần dùng thuốc nam đúng cách và kiên trì trong thời gian dài.

Xem thêm: Triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng

Công dụng và hướng dẫn thực hiện 5 cách trị thoái hóa cột sống bằng thuốc nam hiệu quả

Hướng dẫn 5 cách trị thoái hóa cột sống bằng thuốc nam hiệu quả

Thoái hóa cột sống thể hiện cho tình trạng hao mòn đĩa đệm và sụn khớp do quá trình lão hóa tự nhiên hoặc chấn thương. Tùy thuộc vào nguyên nhân và các yếu tố tác động, bệnh có thể xảy ra ở cổ (thoái hóa cột sống cổ) hoặc/ và lưng (thoái hóa cột sống lưng).Thoái hóa cột sống khiến bệnh nhân đau nhức nhiều, cứng khớp, khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động liên quan đến lưng, cổ. Ngoài ra nếu có gai xương và chèn ép thần kinh, các hoạt động ở tay và chân cũng bị ảnh hưởng, đau lan rộng.Ở trường hợp nặng, bệnh nhân chủ yếu được dùng thuốc để kiểm soát bệnh và giảm triệu chứng. Ở trường hợp nhẹ, người bệnh có thể chủ động thay đổi lối sống và thử áp dụng một số cách trị thoái hóa cột sống bằng thuốc nam. Cụ thể:

1. Dùng ngải cứu – Cách giảm đau, trị thoái hóa cột sống bằng thuốc nam

Ngải cứu là cây thuốc nam được dùng rộng rãi trong điều trị thoái hóa cột sống. Loại thảo dược này có vị cay nhẹ, mùi thơm, tính ấm, có khả năng quy vào ba kinh gồm can, thận và tỳ. Vì thế ngải cứu mang đến hiệu quả cao trong việc bồi bổ can thận, tăng cường cơ bắp và nâng cao sức khỏe xương khớp (bao gồm cả cột sống).Ngoài ra các hoạt chất được tìm thấp trong ngải cứu có khả năng chống khuẩn, giảm viêm, giảm đau nhức xương khớp và duy trì chức năng vận động. Mặt khác, việc chườm nóng với ngải cứu còn giúp thư giãn, giảm căng cơ, kích thích tuần hoàn giúp làm chậm quá trình thoái hóa và rút ngắn thời gian chữa lành tổn thương.Dưới đây là các cách dùng ngải cứu giảm đau, trị thoái hóa cột sốngCách 1: Chườm nóng với lá ngải cứu và giấm giúp giảm đau, giảm cứng khớp và kích thích lưu thông máuNguyên liệu:

  • Một nắm lá ngải cứu
  • Một ít giấm.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và cắt nhỏ ngải cứu
  • Cho ngải cứu vào cối, giã thật nhuyễn
  • Rót một ít giấm vào cối ngải cứu, trộn đều
  • Cho hỗn hợp vào chảo, xào nóng
  • Đựng hỗn hợp trong một túi vải mỏng, sau đó chườm lên vị trí bị đau (lưu ý điều chỉnh nhiệt độ trước khi chườm để tránh bị bỏng)
  • Sau 10 phút, xoa hỗn hợp dọc theo cột sống lưng, thực hiện liên tục trong 15 phút
  • Sau khi nguyên liệu nguội hẳn, lấy ngải cứu ra ngoài, tiếp tục xào nóng và lặp lại cách chườm nóng
  • Người bệnh nên chườm nóng với lá ngải cứu 1 – 2 lần/ ngày. Nên duy trì đều đặn trong 30 ngày để kiểm soát tốt triệu chứng.

Xem thêm: Thuốc chữa xương khớp tốt nhất hiện nay

Cách 2:  Cải thiện cứng khớp, giảm sưng đau bằng cách chườm nóng với lá ngải cứu, lá lốt và muối hạtNguyên liệu:

  • Một nắm lá ngải cứu
  • Một nắm lá lớp
  • Nửa chén muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Mang các nguyên liệu gồm lá ngải cứu, lá lớp rửa sạch, để ráo nước
  • Cho lá ngải cứu, lá lớp và muối hạt vào chảo, đảo đều tay cho đến khi nguyên liệu nóng lên và chuyển sang màu vàng
  • Đựng toàn bộ nguyên liệu trong túi vải, giữ chặt miệng, đắp lên đoạn cột sống bị tổn thương
  • Sau 20 – 30 phút, xào nóng và chườm thêm một lần nữa
  • Người bệnh nên chườm nóng với lá ngải cứu, lá lốt và muối hạt 1 – 2 lần/ ngày.

Cách 3: Uống nước ngải cứu hỗ trợ chữa lành tổn thương do thoái hóa cột sốngNguyên liệu:

  • 100 gram lá ngải cứu tươi.

Cách thực hiện:

  • Dùng nước muối và nước sạch để ngâm, rửa lá ngải cứu, để ráo nước
  • Cho toàn bộ lá ngải cứu vào máy xay, xay nhuyễn
  • Lọc bỏ bã, giữ lại phần nước để uống
  • Uống hết nước lá ngải cứu sau khi thực hiện
  • Mỗi ngày uống 1 lần, kiên trì trong 20 ngày để cảm nhận hiệu quả.

Cách 4: Kết hợp lá ngải cứu và mật ong nguyên chất đẩy nhanh tiến độ phục hồi bệnh thoái hóa cột sốngNguyên liệu:

  • 50 – 100 gram lá ngải cứu tươi
  • 10ml mật ong nguyên chất

Cách thực hiện:

  • Dùng nước muối và nước sạch để ngâm, rửa lá ngải cứu
  • Đợi lá ngải cứu ráo nước thì cho vào máy xay
  • Xay nhuyễn nguyên liệu
  • Lọc bỏ bã, giữ lại phần nước
  • Cho nước lá ngải cứu ra ly, thêm mật ong nguyên chất và khuấy đều
  • Uống hết nước lá ngải cứu và mật ong sau khi thực hiện
  • Mỗi ngày uống 1 lần, kiên trì trong 20 ngày.

Dùng ngải cứu – Cách giảm đau, cải thiện viêm, sưng đỏ và trị thoái hóa cột sống bằng thuốc nam

2. Cách sử dụng lá lốt cải thiện các triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống

Bên cạnh ngải cứu, lá lốt cũng được sử dụng phổ biến trong điều trị thoái hóa cột sống cổ và thắt lưng. Theo nghiên cứu từ Y học cổ truyền, lá lốt có mùi thơm nồng, tính ấm, vị ngọt, cay, có tác dụng chỉ thống, hạ khí, ôn trung tán hàn, kích thích lưu thông máu.Chính vì thế, lá lốt thường được sử dụng để điều trị đau nhức xương khớp, thoái hóa cột sống, viêm khớp, phong hàn thấp, tê bại, tay chân lạnh, thận và bàng quang lạnh, đau bụng tiêu chảy…Theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, lá lốt chứa tinh dầu và nhiều thành phần hóa học có tác dụng giảm viêm, giảm sưng và đau nhức khớp. Ngoài ra các hoạt chất trong loại thảo dược này còn có tác dụng chữa bàn chân tê buốt, đau lưng sưng khớp gối, tê thấp tay chân, viêm và đau lưng do thoái hóa cột sống.Cách 1: Chườm nóng với lá lốt và muối hạt giảm đau và sưng đỏ do thoái hóa cột sốngNguyên liệu:

  • 100 gram lá lớp
  • Nửa chén muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá lốt, đợi ráo nước
  • Cho lá lớp và muối hạt vào chảo, đảo đều tay cho đến khi nguyên liệu nóng lên
  • Đổ hỗn hợp vừa xào nóng vào túi vải, giữ chặt miệng
  • Đắp túi vải lên đoạn cột sống bị tổn thương
  • Đợi đến khi hỗn hợp hết nóng thì xào nóng và chườm thêm một lần nữa
  • người bệnh nên chườm nóng với lá lốt và muối hạt 1 – 2 lần/ ngày. Để sớm cải thiện các triệu chứng cần duy trì thực hiện trong 3 tuần.

Cách 2: Kết hợp lá lốt cùng với cây xấu hổ và đinh lăng trị thoái hóa cột sống cổ và lưngNguyên liệu:

  • 50 gram lá, rễ và thân của cây lá lốt
  • 50 gram rễ, hoa và thân cây xấu hổ
  • 50 gram lá đinh lăng.

Cách thực hiện:

  • Lần lượt rửa thật sạch các nguyên liệu gồm lá lốt, xấu hổ và đinh lăng
  • Đối với lá, rễ và thân của cây lá lốt, cắt ngắn nguyên liệu thành từng đoạn nhỏ, sau đó phơi khô
  • Đối với rễ, hoa và thân cây xấu hổ, phơi khô dưới nắng gắt
  • Đựng cây lá lốt, cây xấu hổ và đinh lăng trong ấm, rót thêm 1,5 lít nước
  • Sắc thuốc đến khi thu được 500ml nước thuốc đặc
  • Để thuốc nguội bớt và uống hết trong ngày
  • Mỗi ngày uống 1 thang thuốc
  • Kết hợp lá lốt cùng với cây xấu hổ và đinh lăng để cải thiện triệu chứng, kiểm soát bệnh thoái hóa bệnh thoái hóa cột sống.

Cách 3: Uống nước sắc lá lốt trị thoái hóa cột sống và kiểm soát triệu chứngNguyên liệu:

  • 100 gram lá lốt tươi

Cách thực hiện:

  • Rửa thật sạch lá lốt
  • Cho toàn bộ lá lốt vào ấm, rót thêm 3 chén nước
  • Sắc thuốc
  • Khi nước thuốc còn 1 chén thì lọc bỏ bã, chỉ lấy nước thuốc
  • Để thuốc nguội bớt và uống hết trong ngày
  • Mỗi ngày uống 1 thang thuốc. Kiên trì thực hiện từ 20 – 30 ngày.

Cách sử dụng lá lốt làm dịu cảm giác đau nhức, giảm viêm, kích thích lưu thông máu và cải thiện bệnh thoái hóa cột sống

3. Cách kiểm soát cơn đau, giảm sưng, viêm khớp và chữa thoái hóa cột sống bằng đu đủ

Sử dụng đu đủ được đánh giá là một trong những cách cách trị thoái hóa cột sống bằng thuốc nam hiệu quả. Dựa vào bảng thành phần dinh dưỡng, đu đủ chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Cụ thể như vitamin K, vitamin A, vitamin C, riboflavin (vitamin B2), thiamin (vitamin B1), canxi, photpho, magiê, sắt. Đây là những thành phần rất tốt cho sự phát triển và quá trình chữa lành của xương khớp.Lượng vitamin K dồi dào trong đu đủ có khả năng bảo vệ hệ thống xương khớp. Bởi thành phần dinh dưỡng này có tác dụng cải thiện khả năng hấp thu canxi và bài tiết qua nước tiểu. Từ đó làm tăng mật độ xương, chữa lành tổn thương và phục hồi chức năng ở khớp gối, kiểm soát thoái hóa khớp, giảm nguy cơ loãng xương và gãy xương.Các vitamin còn lại gồm vitamin A, vitamin B, vitamin C có tác dụng hỗ trợ quá trình tái tạo xương, tăng sức đề kháng, loại bỏ yếu tố gây viêm. Bên cạnh đó vitamin nhóm B được chứng minh khả năng chống oxy hóa, bảo vệ và làm bền sụn khớp, giảm đau. Canxi, photpho, magiê, sắt giúp xương chắc khỏe, cải thiện lưu thông máu, kiểm soát thoái hóa khớp hiệu quả.Cách 1: Kết hợp đu đủ và mễ nhân giảm đau và điều trị thoái hóa cột sốngNguyên liệu:

  • 30 gram đu đủ xanh
  • 30 gram mễ nhân sống.

Cách thực hiện:

  • Loại bỏ hết vỏ xanh của đu đủ
  • Rửa sạch hết mủ và thái mỏng đu đủ
  • Cho đu đủ, mễ nhân cùng 600ml nước vào nồi
  • Tiến hành đun thuốc cho đến khi mễ nhân mềm ra thì tắt bếp
  • Thêm một lượng đường vừa đủ khuấy đều
  • Ăn ngay khi đu đủ và mễ nhân còn đang nóng, nên uống cả nước sắc
  • Bệnh nhân bị thoái hóa cột sống lưng, cổ nên ăn đu đủ nấu mễ nhân mỗi ngày 1 lần, kiên trì trong 4 tuần để kiểm soát bệnh lý.

Cách 2: Kết hợp đu đủ với gừng và rượu giảm viêm và sưng đau do thoái hóa cột sốngNguyên liệu:

  • 1 quả đu đủ xanh
  • 1 củ gừng tươi
  • Rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch đu đủ xanh, không gọt vỏ
  • Cắt phần đầu cuống khoảng 5cm, giữ lại phần đầu để lấy nắp đậy
  • Cạo sạch vỏ gừng, sau đó rửa sạch và mang đi giã nhuyễn
  • Cho gừng và rượu trắng (với lượng vừa đủ) vào đu đủ, đậy nắp lại, sau đó mang đi nướng cho đến khi đu đủ chín
  • Giã nhuyễn đu đủ
  • Đổ toàn bộ đu đủ ra một túi vải hoặc một chiếc khăn
  • Đắp thuốc lên đoạn cột sống đang bị tổn thương
  • Để nguyên cho đến khi nguyên liệu nguội
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần cho đến khi nhận thấy cơn đau thuyên giảm.

Cách 3: Bài thuốc đắp từ hạt đu đủ giảm đau, giảm cứng khớp và hỗ trợ chữa thoái hóa cột sốngNguyên liệu:

  • 1 quả đu đủ chín.

Cách thực hiện:

  • Bổ đôi quả đu đủ, lấy hết phần hạt
  • Rửa sạch hạt đu đủ, sau đó lọc bỏ nhớt và phần màng ngoài hạt
  • Tiếp tục mang hạt đu đủ phơi dưới trời nắng gắt từ 15 đến 20 phút
  • Cho hết hạt đu đủ vào cối và giã nhuyễn
  • Dùng khăn sạch bọc lấy hạt đu đủ và đắp lên khu vực đang bị đau nhức
  • Nên thực hiện mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 20 phút trước khi đi ngủ.

Cách kiểm soát cơn đau, giảm sưng, viêm khớp và chữa thoái hóa cột sống bằng đu đủ

4. Cách chữa thoái hóa cột sống, giảm đau nhức xương khớp bằng cây xương rồng

Xương rồng thường được ưu tiên sử dụng trong điều trị thoái hóa cột sống và các bệnh lý về xương khớp khác. Bởi loại thảo dược này có khả năng cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, giảm cứng khớp và kích thích quá trình lưu thông máu về khớp xương tổn thương.Ngoài ra theo Nghiên cứu dược lý hiện đại, xương rồng chứa nhiều hoạt chất có lợi cho xương, bao gồm friedelan-3a-ol, taraxerol, euphorbol, xit citric, tartaric… Những hoạt chất này có khả năng giảm đau do nhiều bệnh lý khác nhau. Điển hình như thoái hóa cột sống, đau dây thần kinh, bệnh gout, gai cột sống…Bên cạnh đó các hoạt chất trong xương rồng còn có tác dụng làm dịu nhanh tình trạng sưng đỏ và viêm, tăng cường khả năng vận động cho người bệnh.Theo Đông y, xương rồng có vị đắng, có độc và có tính hàn. Loại thảo dược này có tác dụng chỉ thống, hoạt huyết, thanh nhiệt giải độc, trừ phong thấp, kháng viêm, giảm đau lưng và đẩy lùi thoái hóa xương khớp (trong đó có thoái hóa cột sống).Cách 1: Sử dụng xương rồng ba chia giảm đau và điều trị thoái hóa cột sốngNguyên liệu:

  •  Một đoạn xương rồng ba chia
  • 10 gram muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Loại bỏ hết gai xương rồng, sau đó rửa sạch và đợi ráo nước
  • Cắt xương rồng thành lát mỏng
  • Cho xương rồng vào chảo, thêm muối và bắt đầu sao nóng
  • Đổ hết xương rồng và muối hạt vào túi vải
  • Buộc chặt miệng túi và chườm túi này lên khu vực đang bị đau
  • Đợi nguyên liệu nguội, đổ hỗn hợp ra chảo, sao nóng lại và chườm thêm 1 lần nữa
  • Người bệnh nên chườm nóng với xương rồng ba chia mỗi ngày 1 – 2 lần để sớm cảm nhận hiệu quả.

Cách 2: Trị thoái hóa cột sống và giảm đau bằng xương rồng bẹNguyên liệu:

  • 3 nhánh xương rồng bẹ.

Cách thực hiện:

  • Loại bỏ hết gai xương rồng, sau đó rửa sạch và đợi ráo nước
  • Nướng 3 nhánh xương rồng bẹ trên bếp than đến khi nóng đều thì lấy khăn mỏng quấn lại
  • Đặt xương rồng lên lưng, đặc biệt là ngay tại vị trí đau nhức
  • Khi xương rồng nguội thì nướng lại và đặt thêm một lần nữa
  • Thực hiện đều đặn từ 1 – 2 lần mỗi ngày.

Cách 3: Kết hợp xương rồng bẹ và gừng tươi giảm đau, kháng viêm và chữa thoái hóa cột sốngNguyên liệu:

  • 1 nhánh xương rồng bẹ
  • 1 quả chanh
  • 1 củ gừng
  • 10 gram muối hạt
  • Rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Bổ đôi chanh, vắt lấy nước cốt
  • Cho nước cốt chanh và muối vào một thau nước sạch, khuấy đều
  • Loại bỏ hết gai xương rồng, sau đó rửa sạch và cắt thành từng lát mỏng
  • Cho toàn bộ xương rồng vào nước chanh muối, ngâm trong 30 phút
  • Gừng rửa sạch, có thể cạo hoặc để nguyên vỏ
  • Cho gừng vào máy xay và thực hiện xay nhuyễn
  • Vớt xương rồng ra ngoài, để ráo nước và sao nóng với gừng
  • Cho toàn bộ hỗn hợp vào túi vải và đắp lên khu vực bị tổn thương
  • Sao nóng và chườm thêm một lần nữa khi các nguyên liệu đã nguội
  • Thực hiện từ 1 – 2 lần/ ngày.

Cách chữa thoái hóa cột sống, giảm đau nhức lưng và cải thiện cứng khớp hiệu quả bằng cây xương rồng

 5. Cách giảm đau, viêm và kiểm soát bệnh thoái hóa cột sống bằng cây nhàu

Trong thành phần của cây nhàu, hoạt chất prosertonin chiếm một lượng lớn. Hoạt chất này có khả năng di chuyển, kết hợp với các enzyme nội bào để sản sinh xeronin. Trong khi đó xeronin có khả năng kích thích và đẩy nhanh sự tái tạo của các tế bào. Điều này giúp rút ngắn thời gian phục hồi và điều trị thoái hóa cột sống.Ngoài ra kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, một số thành phần trong cây nhàu có khả năng khả năng kháng viêm, giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất đau, nâng cao độ bền và sự dẻo dai của hệ xương khớp. Từ đó giúp người bệnh cải thiện khả năng vận động.Cách 1: Kết hợp quả nhàu già và rượu trắng giảm đau do thoái hóa cột sốngNguyên liệu:

  • 200 gram quả nhàu già
  • 2 lít rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Mang quả nhàu già rửa sạch, sau đó thái lát
  • Cho quả nhàu già vào bình thủy tinh, rót thêm 2 lít rượu
  • Đậy kín nắp và ngâm trong 1 tuần
  • Lấy 20ml rượu thuốc để uống trong khi ăn, uống 2 lần mỗi ngày
  • Người bệnh nên kiên trì uống rượu thuốc từ 10 đến 14 ngày để giảm triệu chứng.

Cách 2: Dùng rễ cây nhàu kết hợp với các dược liệu khác chữa thoái hóa cột sống do phong thấpNguyên liệu:

  • 20 gram rễ cây nhàu
  • 6 gram cam thảo
  • 20 gram rễ cây cỏ xước
  • 20 gram dây đau xương
  • 20 gtam thổ phục linh.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch rễ cây nhàu cùng với các vị thuốc khác để chuẩn bị
  • Cho các vị thuốc vào nồi, rót thêm 800ml
  • Sắc thuốc 30 phút
  • Gạn lấy nước thuốc, bỏ bã
  • Chia nước thuốc thành 2 lần uống và uống hết trong ngày
  • Mỗi ngày uống 1 thang thuốc, đều đặn trong 14 ngày.

Xem thêm: Chữa đau lưng bằng thuốc nam

Comments
* The email will not be published on the website.
I BUILT MY SITE FOR FREE USING