24 May

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm là một phương pháp phổ biến nhằm mục đích cải thiện cơn đau, giảm cứng khớp, tăng cường phạm vi chuyển động và phục hồi chức năng ở khu vực bị ảnh hưởng. Ngay cả khi không thể loại bỏ cơn đau, vật lý trị liệu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tư thế và phục hồi chức năng có các hoạt động hàng ngày.Xem thêm: Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệmVật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm là một phương pháp điều trị không phẫu thuật phổ biến

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm là gì?

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm thường được thực hiện như một lựa chọn điều trị bảo tồn ban đầu (không phẫu thuật) trước khi xem xét các phương pháp điều trị tích cực khác, bao gồm cả phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm. Vật lý trị liệu được thực hiện nhằm mục tiêu giảm đau, tăng cường chức năng và giúp bệnh nhân có các tư thế tốt để ngăn ngừa các vấn đề ở cột sống trong tương lai.Bên cạnh đó, vật lý trị liệu cũng nhằm một số mục đích như:

  • Giảm độ cứng khớp
  • Cải thiện phạm vi hoạt động của cột sống
  • Phát triển sức mạnh năng động của cột sống và hỗ trợ các hoạt động bình thường của cột sống

Vật lý trị liệu bao gồm hai hình thức phổ biến như:

  • Vật lý trị liệu thụ động bao gồm các phương pháp như chườm nóng, chườm lạnh và kích thích điện.
  • Vật lý trị liệu tích cực tập trung vào việc kéo giãn và các bài tập tăng cường sức mạnh ở cột sống. Đối với hầu hết các chương trình vật lý trị liệu, tập thể dục là phương pháp trọng tâm và cần thiết để đạt hiệu quả tốt nhất.

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm đã được chứng minh là giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng và an toàn. Ngoài ra, phương này này cũng có thể tiết kiệm chi phí liên quan đến thuốc men, tiêm ngoài màng cứng hoặc phẫu thuật.

Khi nào cần vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm?

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm có thể được đề nghị cho một số trường hợp, chẳng hạn như:

  • Đau mãn tính: Khi cơn đau kéo dài hoặc tái phát sau khi thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà, bác sĩ có thể đề nghị vật lý trị liệu để cải thiện cơn đau. Các bài tập có thể tăng cường sức mạnh ở các cơ, hỗ trợ nâng đỡ cột sống và giúp người bệnh chống lại các cơn đau hiệu quả.
  • Phục hồi sau phẫu thuật: Sau phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể được chỉ định vật lý trị liệu để rút ngắn thời gian phục hồi và ngăn ngừa các rủi ro liên quan. Phẫu thuật có thể thay đổi cấu trúc ở cột sống, do đó vật lý trị liệu được chỉ định để ngăn ngừa tình trạng cứng khớp và tăng chức năng khớp.

Chống chỉ định vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm

Trong một số trường hợp, vật lý trị liệu có thể không mang lại hiệu quả cải thiện cơn đau hoặc thậm chí là khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, vật lý trị liệu thường không được khuyến khích trong các trường hợp như:Vật lý trị liệu không được khuyến khích cho các trường hợp mất ổn định ở cột sống

  • Mất ổn định nghiêm trọng ở cột sống: Trong một số trường hợp, cột sống có thể không đủ điều kiện để vận động, chẳng hạn như gãy đốt sống hoặc thoái hóa cột sống gây chèn ép rễ thần kinh hoặc dây thần kinh. Bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp ổn định cột sống trước khi tiến hành vật lý trị liệu để tránh các chấn thương nghiêm trọng.
  • Có vấn đề y tế cơ bản nghiêm trọng: Trong một số trường hợp, cơn đau có thể liên quan đến các khối u hoặc nhiễm trùng cột sống. Lúc này, các nguyên nhân cơ bản cần được điều trị phù hợp trước khi tiến hành vật lý trị liệu.

Vật lý trị liệu thụ động điều trị thoát vị đĩa đệm

Các phương pháp thụ động được áp dụng như một phần của vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm, nhằm mục đích giảm đau và cứng cột sống. Về cơ bản sau khi cải thiện các cơn đau, các bài tập vật lý trị liệu có thể mang lại hiệu quả tốt hơn.Xem thêm: Bài thuốc trị thoát vị đĩa đệm

1. Các loại vật lý trị liệu thụ động điều trị thoát vị đĩa đệm

Có nhiều phương pháp thụ động vật lý trị liệu điều trị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị các liệu pháp pháp phổ biến như:Các phương pháp vật lý trị liệu thụ động bao gồm massage hoặc chườm nóng, lạnh

  • Chườm lạnh hoặc chườm nóng: Người bệnh có thể chườm đá hoặc chườm lạnh để giảm sưng và đau. Trong khi đó, chườm nóng để tăng lưu lượng máu và thư giãn các cơ bị cứng. Do đó, người bệnh có thể chườm nóng và lạnh luân phiên, tùy thuộc vào tình trạng bệnh để cải thiện các triệu chứng.
  • Liệu pháp xoa bóp, massage: Massage có thể thư giãn các cơ, hỗ trợ giảm đau và cứng cơ. Ở người thoát vị đĩa đệm cổ, bác sĩ có thể xoa bóp vùng cổ, gáy, vai và lưng trên để mang lại hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, ở trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, bác sĩ có thể xóa bóp vùng xương chậu, hông và đùi để ngăn ngừa các triệu chứng đau thần kinh tọa.
  • Điện trị liệu: Liệu pháp này sử dụng một thiết bị để dẫn một dòng điện nhẹ thông qua dây dẫn đến khu vực đau. Có nhiều liệu pháp điện khác nhau cho nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn như điều trị đau, kích thích co thắt cơ, thúc đẩy quá trình chữa lành và mang thuốc giảm đau thông qua da. Loại điện trị liệu phổ biến nhất cho tình trạng thoát vị đĩa đệm là kích thích dây thần kinh điện qua da, truyền các xung điện đến các dây thần kinh bên dưới da với mục đích thay đổi cảm giác đau và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Siêu âm: Bác sĩ có thể sử dụng một loại gel lạnh để áp dụng lên khu vực bị đau hoặc sưng, sau đó nhẹ nhàng chà xát lên da kết hợp truyền sóng siêu âm vào bên dưới bề mặt và các mô. Siêu âm có thể mang lại cảm giác nhẹ nhàng, thư giãn và hỗ trợ giảm đau hiệu quả.

Nhiều phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm thụ động khác cũng có thể cải thiện các triệu chứng. Do đó, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể các biện pháp.

2. Rủi ro liên quan đến vật lý trị liệu thụ động

Các phương pháp vật lý trị liệu thụ động thường an toàn, ít dẫn đến các rủi ro, đặc biệt là khi được thực hiện bởi chuyên gia y tế. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể dẫn đến một số rủi ro tiềm ẩn, chẳng hạn như:

  • Tổn thương da: Chườm đá hoặc chườm nóng lên da quá lâu có thể dẫn đến tổn thương da. Do đó, người bệnh không nên chườm đá trực tiếp lên da và kiểm tra nhiệt độ khăn khi chườm nóng.
  • Không cải thiện được cơn đau: Vật lý trị liệu thụ động đôi khi có thể không thể mang lại hiệu quả giảm đau. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cảm nhận được cơn đau nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như sau khi xoa bóp. Cơn đau có thể được cải thiện trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên đôi khi người bệnh có thể cần thay đổi liệu pháp điều trị để tránh các rủi ro liên quan khác.
  • Vật lý trị liệu thụ động quá nhiều: Vật lý trị liệu thụ động thường mang lại cảm giác nhẹ nhàng hoặc giảm đau tạm thời nhằm mục đích tăng cường hiệu quả của các bài tập vật lý trị liệu. Thực hiện vật lý trị liệu quá nhiều hoặc thay thế vật lý trị liệu tích cực có thể làm chậm quá trình hồi phục.

Tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cổ

Mục tiêu của vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cổ là cải thiện sức mạnh và tính linh hoạt ở cổ. Các mục tiêu này có thể đạt được thông qua các bài tập luyện tích cực ở cổ và tăng cường các cơ xung quanh. Loại và số lượng bài tập có thể khác nhau ở mỗi đối tượng và đôi khi các bài tập được thiết kế để cải thiện một số bộ phận khác của cơ thể.Một số loại vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cổ tích cực phổ biến bao gồm:

1. Các bài tập kéo căng cổ

Khi cơ cổ và lưng trên bị suy yếu, đầu sẽ bị chùng về phía trước. Điều này làm tăng căng thẳng lên cột sống cổ, dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và gây đau cổ. Do đó, tăng cường các cơ này có thể giúp cải thiện tư thế và đưa đầu đến vị trí trung tính.Các bài tập có thể tăng cường sức mạnh ở cổ bao gồm:Bài tập gập cằm (Chin Tuck):Gặp cằm là một trong nhưng bài tập đơn giản và hiệu quả có thể tăng cường cơ cổ và giữ đầu ở tư thế trung lập. Để thực hiện bài tập này, người bệnh nên đứng thẳng, cột sống dựa tường và chân hướng ra ngoài khoảng 7 cm tính từ tường.Cách thực hiện bài tập như sau:

  • Người tập đứng thẳng, giữa cột sống dựa vào tường, kéo lưng trên và ngửa đầu cho đến khi đầu chạm tường. Điều quan trọng là đảm bảo răng cằm cúi xuống để đẩy đầu ra sau mà không ngẩng đầu lên cao.
  • Giữ yên vị trí trong 5 giây sau đó thả lỏng.
  • Thực hiện các thao tác 10 lần.
  • Bài tập có thể được thực hiện từ 5 đến 7 lần trong ngày, chẳng hạn như khi ngồi trên xe hơi hoặc trên bàn làm việc. Sau khi thực hiện bài tập, hầu hết người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.

Bài tập gập cằm (Chin Tuck) được thực hiện để cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổĐộng tác rắn hổ mang (Prone Cobra):Động tác rắn hổ mang có thể tăng cường sức mạnh ở các cơ thuộc vai, gáy cũng như cổ và lưng trên. Bài tập được thực hiện khi người bệnh ở tư thế nằm úp mặt xuống sàn và sử dụng trọng lực làm lực cản trong quá trình tăng cường sức mạnh cột sống cổ.Cách thực hiện bài tập như sau:

  • Nằm úp mặt xuống, đặt trán lên một chiếc khăn cuộn lại cho thoải mái.
  • Đặt hai cánh tay ở bên cạnh cơ thể, lòng bàn tay úp xuống sàn.
  • Đặt lưỡi ở phía trên vòm miệng (điều này có thể hỗ trợ sự ổn định của các cơ ở phía trước cổ để hỗ trợ tăng cường sức mạnh).
  • Thu hai bả vai lại với nhau và nhấc hai tay khỏi sàn.
  • Cuộn hai khuỷu tay vào trong, lòng bàn tay hướng ra ngoài và giơ ngón tay cái lên.
  • Nhẹ nhàng nâng trán lên khỏi khăn khoảng 2 cm, giữ cho mắt nhìn thẳng xuống sàn (không ngửa đầu và nhìn về phía trước).
  • Giữ yên tư thế trong 10 giây.
  • Thực hiện các thao tác 10 lần.

Xem thêm: Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất hiện nayLúc đầu người bệnh có thể khó giữ tư thế trong 10 giây. Do đó, ban đầu người tập có thể giữ yên tư thế trong khoảng thời gian không gây đau và tăng dần thời gian luyện tập.

2. Bài tập aerobic tác động thấp

Các bài tập thể dục nhịp điệu tác động thấp có thể nâng cao nhịp tim và cải thiện tuần hoàn. Các bài tập này cũng có thể giảm độ cứng khớp và cải thiện lưu lượng máu đến cột sống, tăng cường chất dinh dưỡng đến đĩa đệm và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm cổ.Các bài tập tác động thấp phổ biến bao gồm:

  • Đi bộ với nhịp độ nhanh có thể tăng cường nhịp tim, tăng cường các hoạt động của cơ và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm.
  • Đi bộ trên máy tập bước có thể tăng cường cơ bắp và hỗ trợ tính linh hoạt ở cột sống.
  • Đạp xe đạp cố định có thể tăng cường lưu lượng máu và mức độ thở do tim và phổi làm việc nhiều hơn. Điều này có thể tăng tính linh hoạt ở cổ và ngăn ngừa các rủi ro liên quan.


Comments
* The email will not be published on the website.
I BUILT MY SITE FOR FREE USING